Xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động

BCCGROUP®- VP TƯ VẤN PHÁP LUẬT NGÀN và CỘNG SỰ  CHUYÊN: Thành lập công ty, thay đổi giấy phép kinh doanh; Thành lập công ty 100% nước ngoài, Giấy chứng nhận đầu tư .làm giấy phép kinh doanh; Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo. Dịch vụ kế toán, dịch vụ kê khai thuế, kiểm toán - Dịch vụ hành chính công Toàn Quốc 63 tỉnh thành trên cả nước và các Dịch vụ Luật sư => Chúng tôi giúp bạn có định hướng đứng vững trên bước đường lập nghiệp, để thành công

   Chúng tôi là các luật sư, luật gia thuộc đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia hàng đầu Của các Trường ĐH Luật TP.HCM. Kinh tế, Thuế, Toà Án ... am hiểu sâu trong lĩnh vực tài chính, kế toán thuế, pháp lý, pháp luật …vv

NGÀN VÀ CỘNG SỰ : Chuyên: Xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Các trường hợp người nước ngoài không thuộc diện cấp phép lao động, Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xin giấy phép lao động hay không. Chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông công ty/ nhà đầu tư trực tiếp làm việc có phải xin giấy phép lao động hay không, Điều kiện không phải xin giấy phép lao động, Thủ tục xác nhận người lao động không thuộc diện cấp phép lao động, Hồ sơ xin xác nhận không thuộc diện cấp phép lao động:

Xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Trong bài viết này tôi đề cập đến Việt Nam làm việc trong các tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam

1./Căn cứ pháp lý quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
  • Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  • Căn cứ Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020;
  • Căn cứ Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH ngày 06/05/2021;

2./ Các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

(Khoản 1, 2,3 và 8 Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020)

  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

(Khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động)

3./ Hồ sơ, thủ tục Xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Không phải căn cứ theo các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp phép lao động là mặc nhiên lao động vào làm việc tại Việt Nam. Nhà nước Việt Nam mặc dù loại trừ các trường hợp được lao động hiển nhiên, nhưng nhằm quản lý, thống kê, theo dõi tình hình lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Vì vậy với những trường hợp nêu trên phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành như sau:

  1. Trường hợp 1:

Người sử dụng lao động Phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc

  • thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc
  • trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Gồm những Lao động dưới đây :

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  1. Trường hợp 2:

Người sử dụng lao động Phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Pháp luật doanh nghiệp khác

0916 55 78 68 0938 32 66 43 Báo giá Chat Zalo