Tư vấn pháp luật Ngàn và cộng sự - BCCGROUP® chuyên dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp: thành lập công tythay đổi giấy phép kinh doanh; thành lập công ty nước ngoài, xin giấy chứng nhận đầu tư và làm giấy phép kinh doanhĐăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logoDịch vụ kế toán, dịch vụ kê khai thuế, kiểm toán và các Dịch vụ Luật sư => Chúng tôi giúp bạn có định hướng đứng vững trên bước đường lập nghiệp, để thành công

   Chúng tôi là các luật sư, luật gia thuộc đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính, kế toán thuế …vv

Giấy phép hộ kinh doanh cá thể, Đăng ký thành lập hộ kinh doanh, thủ tục thành lập hộ kinh doanh, nghĩa vụ của hộ kinh doanh, Thuế khoàn của hộ kinh doanh cá thể

NGÀN VÀ CỘNG SỰ :

1./ Lê phí môn bài phải nộp

  • Người nộp thuế theo thuế khoán không phải kê khai thuế môn khi được cấp phép kinh doanh.
  • Đượcmiễn thuế môn bài cho : Năm đầu tiên được cấp phép kinh doanh.
  • Mức thuế môn bài phải nộp cho những năm tiếp theo :

Doanh thu bình quân năm

Mức lệ phí môn bài cả năm

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm.

( Cơ sở pháp lý Số: 65/2020/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2020 )

Xem thêm

Thời hạn kê khai nộp thuế môn bài

Thuế môn bài - Lệ phí môn bài

2./ Hộ kinh doanh theo phương pháp khoán, mức thuế khoán :

  •  “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định đtính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

  • “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

  • “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

CSPL : Khoản 7,8,9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC

3./ Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khu trên lãnh th Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

3. Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2022, và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng.

4. Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế. Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

CSPL : Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC

4./ Thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

Gồm có 2 loại chính:

  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế giá trị gia tăng

Ngoài ra tuỳ theo ngành nghề kinh doanh mà có thể nộp các loại thuế khác : Thuế tiêu thụ đặt biệt, thuế bảo vệ môi trường, ...

Xem thêm :

Doanh thu tính thuế GTGT đối với hộ kinh doanh

Doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh

Dịch vụ thuế và kế toán khác